Cứ đến dịp Tết Nguyên đán mỗi năm là các bệnh viện tiếp nhận rất nhiều ca tai nạn thương tích do pháo nổ tự chế. Nhiều học sinh vì tò mò, kiếu kỳ, thiếu nhận thức mà học theo người lớn hay các thông tin trên mạng để tự chế pháo, dẫn đến nhập viện trong tình trạng nặng, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Nguy hiểm khôn lường
từ pháo nổ tự chế
Tuần qua Bệnh
viên Việt Nam – Thụy Điển đã tiếp nhận và điều trị 3 trường hợp chấn thương nặng
do pháo nổ, trong đó có bệnh nhân bị bỏng giác mạch độ 2 cả 2 mắt, bỏng mặt, mu
bàn tay và gối độ 2.
Tại Bệnh viện Việt
Đức, 1 tháng gần đây cũng tiếp nhận gần chục bệnh nhân với thương tích khá nặng,
nguyên nhân đều bắt nguồn từ việc chế pháo nổ. Có trường hợp bệnh nhân bị gãy
xương tay phải mổ cấp cứu, sau đó tiếp tục chuyển sang Bệnh viện Mắt Trung ương
để xử lý chấn thương mắt.
Pháo nổ có sức
công phá rất mạnh, tương đương như một quả mìn nhỏ, do đó không ít trường hợp
phải cắt bỏ cả ngón tay hoặc bàn tay. Phần lớn những vết thương do pháo nổ gây
ra thường nặng, nguy cơ nhiễm trùng cao, điều trị tốn kém thời gian và tiền bạc,
ảnh hưởng sức khỏe, tinh thần người bệnh và người thân.
Tai nạn do pháo nổ
tự chế tăng cao từng năm
Số liệu từ Bộ Y tế
cho thấy, Tết Nguyên đán 2018, cả nước có 197 ca tai nạn do pháo nổ; Tết Nguyên
đán năm 2019 tăng lên 287 c; Tết Nguyên đán 2020 tăng cao hơn với 321 trường hợp.
Như vậy số tai nạn do pháo nổ tự chế tăng cao qua từng năm. Điều này cũng cho
thấy vẫn có nhiều người dân thiếu ý thức trong việc chấp hành quy định của pháp
luật về quản lý và sử dụng pháo.
Tại nạn do tự chế
pháo là cực kỳ nguy hiểm. Nó không chỉ gây bỏng do tỏa ra nhiệt lượng mà còn có
sức công phá và ảnh hưởng của hóa chất, gây ra các vết thương nghiêm trọng, dễ
bị các tổn thương nặng ở mặt, mắt, tay.
0 Nhận xét